Ca dao tục ngữ về con cò

18:48:00 |
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.


Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
 
Cái cò lặn lội bờ ao
Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay
Em về giục mẹ cùng thầy,
Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?
Cổ yếm em thõng thòng thòng,
Tay em đeo vòng như bắp chuối non.
Em khoe em đẹp em giòn,
Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay ngồi một xó, hay ăn thịt gà
Ai ra ruộng chú ở nhà
Nói thì dở giọng ba hao chích chòe!

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa!
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Cái cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp, nhưng không có tiền!

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Chàng đi xa vợ xa con
Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng
Chân đi nhưng dạ dùng dằng
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cùng người

Cái cò lặn lội bờ sông
Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù
Bã xa sông rộng sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

Cái cò là cái cò kỳ
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
Đêm nằm thì ngáy o o
Chưa đi đến chợ đã lo ăn quà
Hàng bánh hàng bún bầy ra
Củ từ khoai sọ, đến bà cháo kê
Ăn rồi cắp đít ra về
Thấy hàng chả chó, lại lê chân vào
Chả này bà bán ra sao
Ba đồng một gắp, thì nào tôi mua!
Nói dối rằng mua cho chồng
Về đến quãng đồng, ngả nón ra ăn
Ăn rồi đau quặn đau quăn
Chạy về cho kịp, nằm lăn cả ngày
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này: những chả cùng nem
Ông thầy nói dối đã quen
Nào ai ăn chả ăn nem bao giờ!

Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi bán hàng, nhà lại vắng cha
Vắng cha thì ở với bà
Không ở với chú, chú là đàn ông.

Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi đắp đàng con ở với ai
Con ở với bà, bà không có vú
Không ở với chú, chú là đàn ông.
Thôi con chết quách cho xong!

Con cò là con cò vàng
Muốn đi hát đúm sợ làng cười chê
Ai cười lời kẻ thôn quê
Mà cò ngần ngại đứng lề đường quan
Hay cò vui câu xẩm xoan
Thì cò bay đến hân hoan cùng người.

Cái cò mà mổ cái tôm
Cái tôm quắp lại mà ôm cái cò.

Cái cò mà mổ cái trai,
Cái trai quắp lại mà nhai cái cò.

Cái cò trắng bạch như vôi
Cô kia có lấy chú tôi thì về.
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê,
Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canh!

Con cò trắng bệch như vôi
Đừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoa
Ví dù muốn đẹp đôi ta
Đừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùa
Đừng vê thuốc, đừng bỏ bùa
Đừng như chú tiểu ở chùa Thiều Quang
Đừng thắm nhạt, đừng đa đoan
Nên duyên thì phượng với loan một lời
Giăng kia vằng vặc giữa giời
Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho.

Con cò trắng tợ như vôi
Tình tôi với bậu xứng đôi quá chừng!

Con cò trắng toát như bông
Muốn nghe hát đúm mà không chịu vào
Nghĩ gì, cò đậu cành cao
Nghiêng nghiêng, nghé nghé nửa chào nửa e
Xuống đây cho ta nhắn nhe
Đừng đứng trên ấy gãy tre của làng.

Cái trai mày há miệng ra,
Cái cò nó mổ muốn tha thịt mày.
Cái cò mày mổ cái trai,
Cái trai quặp lại muốn nhai thịt cò.

Con cò mà mổ con trai
U ơi, U lấy vợ hai cho thầy.
Đọc Thêm…

Sự tích lễ Vu Lan và tháng cô hồn

12:18:00 |
Hằng năm vào rằm tháng 7 âm lịch, người Việt Nam, nhất là những người theo đạo phật có một ngày lễ lớn gọi là ngày lễ Vu lan, báo hiếu, vào ngày đó, người ta thường tổ chức như một ngày lễ, ngày tết để báo hiếu ông bà tổ tiên, cha mẹ. Và cũng vào rằm tháng 7 còn có một lễ nữa là lễ cúng chúng sinh, còn gọi là xá tội vong nhân. Vậy 2 câu  chuyện có khác nhau ? và bắt nguồn từ đâu ?

Nay xin giải đáp rằng đây là 2 lễ hoàn toàn khác nhau, khác nhau về ý nghĩa và khác nhau về nguồn gốc, xong đều vì mục đích cao cả, một lễ thể hiện sự đền ơn. Một lễ là để làm phúc cho thiên hạ.

1.Câu chuyện thứ nhất lễ vu lan bắt nguồn từ câu chuyện hiếu thảo của ông Mục Kiền Liên:

     Mục Kiền Liên vốn là đệ tử nhà phật, tu tập có thành quả và đã chứng quả A La Hán, có pháp lực và có thể nhìn thấu nhân gian, âm tào địa phủ. Tuy nhiên mẹ ông là bà Thanh Đề lại là người rất độc ác và phạm rất nhiều tội lớn khi còn sống. Thế nên khi ông dùng phép thần thông của mình để tìm mẹ thì thấy bà đang bị đày làm Ngạ Quỷ ở dưới 18 tầng địa ngục rất khổ sở. Một mình ông, với tài phép thần thông của mình cũng không cứu được mẹ thoát khỏi sự đày đọa dưới địa ngục, ông liền về thưa với đức phật và được người dạy cho cách là vào ngày rằm tháng 7 ông phải sắm sanh các lễ vật cúng dường các chư tăng, rồi nhờ các vị ấy hợp lực lại cứu mẹ mới có thể thành công. Ông làm đúng như theo lời phật dạy, và cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục. Chính vì lẽ đó ngày rằm tháng 7 được coi là ngày lễ báo hiếu, của con cái đối với cha mẹ.

2. Lễ cúng cô hồn:
Lễ cúng cô hồn lại liên quan đến câu chuyện của ông A Nan. Ông A Nan một hôm đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con quỷ miệng lửa, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa. Con quỷ bảo ông A Nan 3 ngày sau sẽ chết và cũng biến thành quỷ miệng lửa như nó. Ông A Nan sợ quá bèn xin con quỷ bày cho cách thoát nạn. Con quỷ nói, ngày mai ông phải thí cho lũ quỷ chúng tôi, mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì lũ quỷ đói cúng dường tam bảo, thì ông vừa được thêm thọ mà lũ quỷ lại được siêu sinh, luân hồi, đầu thai sinh về cõi trên. Ông A Nan nói chuyện này với đức phật và được phật truyền cho bài kinh để khấn trong lễ cúng để được thêm phước. Như vậy sau này vào ngày rằm tháng 7 người ta thường hay làm lễ cúng cô hồn hay còn gọi là Xá Tội Vong Nhân. Và chuẩn bị đồ ăn cho những con quỷ đói.

Hai lễ cúng Vu Lan và cúng Cô Hồn liên quan đến hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau, nhưng đều vì những mục đích cao đẹp, một là hiếu thảo, hiếu hạnh, nhớ ơn, đền ơn, một là tạo phước, tạo phước cho người cũng là tạo phước cho mình. Ở Việt Nam chúng ta cúng cả 2 lễ này, nhưng ở miền nam thì trọng lễ Vu Lan hơn, miền bắc lại trọng lễ Xá Tội Vong Nhân.

Đọc Thêm…

Tắt Auto Correct trong skype và windows8.1

10:00:00 |
Chức năng gõ tắt thực chất là chức năng sửa lỗi chính tả, nhưng khi chúng ta sử dụng skype và windows, phần nhiều là gõ tiếng việt, và cảm thấy phiền hà khi gõ một từ tiếng việt Skype và Windows lại sửa thành một từ tiếng anh.
Sau đây là cách tắt chức năng này đi trong skype và windows:
1.Trong skype
2.Windows8.1
Đọc Thêm…