Câu chuyện về gã ăn xin muốn thế chỗ của vị Bồ Tát

14:39:00 |


Một người ăn mày vô tình đi qua một ngôi miếu thờ tự thấy rất đông người bèn ghé vào vì tò mò. Bước vào bên trong, anh nhìn lên chính điện thấy một vị Bồ Tát đang ngồi trên đài sen ung dung tự tại. Người ăn mày ngỏ lời xin Bồ Tát: “Con có thể đổi vị trí của ngài không?”. 



 Bồ Tát nghe vậy mới nói: “Chỉ cần con ngồi đây không nói gì cả là được”.

 Thấy việc quá dễ anh vội nhận lời và lên trên đài sen ngồi. Trước mắt anh ta là cả một thiên hạ hỗn loạn phân tranh, người cầu cái này, người cầu cái khác chẳng phút nào ngơi. Tuy nhiên vì đã nhận lời Bồ Tát không mở miệng nói gì nên anh ta vẫn giữ im lặng không nói.

 Một hôm có một người phú ông đến cầu khấn: “Xin Bồ Tát hãy ban cho con mỹ đức”, người này vái dập đầu quỳ gối, dập tới dập lui, không may túi tiền của ông ta bị rơi ra ngoài nhưng phú ông hoàn toàn không hay biết. Người ăn xin định mở miệng nhắc phú ông nhưng nhớ lại lời dặn của Bồ Tát nên nhẫn lại không nói.

 Sau khi vị phú ông rời đi, có một người nghèo đói tới:

 Người nghèo: “Xin Bồ Tát hãy cứu giúp con, ban cho con xin chút tiền, nhà con có người bệnh nặng không tiền cứu chữa, con đang cần tiền gấp”. Xin xong người này cúi xuống dập đầu vái lạy. Khi người này vừa ngẩng đầu nên thì thấy một túi tiền bên cạnh.

Quá vui mừng, người nghèo nói: “Bồ Tát thật quá hiển linh”. 

Có được tiền rồi người này mau chóng rời đi, người ăn xin ngồi trên đài sen chứng kiến mọi việc định mở miệng nói đó không phải là Bồ Tát hiển linh mà là của vị phú ông đánh rơi nhưng sau cùng nhớ lại lời Bồ Tát nên lại thôi không nói nữa.

Lúc này lại có một người đánh cá đến.

Người đánh cá: “Xin Bồ Tát hãy ban cho con sự an toàn để con ra khơi không phải gặp sóng to gió lớn”. Vái lạy xong người này vừa định quay đầu bước đi thì vị phú ông khi nãy mất tiền quay lại.

Vị phú ông cho rằng túi tiền của mình đánh rơi bị người đánh cá nhặt được không trả nên sinh ra mâu thuẫn, hai người lao vào đánh nhau. Phú ông thì một mực khẳng định túi tiền của mình bị người đánh cá lấy, còn người đánh cá vì bị oan ức nên cũng chẳng thể nhẫn lại được.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, người ăn xin nhẫn nhịn không được nữa nên lớn tiếng quát: “Dừng tay”, sau rồi bước xuống đem toàn bộ chân tướng nói ra, mọi việc được xử lý êm đẹp.

Khi người ăn xin xử lý xong xuôi, Bồ Tát mới hỏi anh ta: “Con cảm thấy xử lý như vậy chính xác không? Con tốt nhất vẫn nên đi làm một người ăn xin thì tốt hơn.

Con mở miệng nói ra sự thật và cho rằng đó là công đạo nhưng con không biết rằng người nghèo kia vì vậy mà không có tiền cứu mạng người nhà. Vị phú ông cũng vì thế mà không tích được công đức, và người đánh cá vì ra biển mà bị sóng lật thuyền tan bỏ mạng nơi đáy biển.

Nếu như con không mở miệng nói ra, thì người nghèo kia có tiền cứu mạng người nhà. Vị phú ông kia mất chút tiền nhưng lại cứu được một mạng người, tích được công đức. Và sau cùng người đánh cá kia vì chuyện hiểu nhầm nên sẽ phải phân bua, vướng mắc, không kịp theo thuyền ra khơi, ắt sẽ bảo toàn được tính mạng”. 

 
Người ăn mày nghe xong cúi lạy khi hiểu ra vấn về, anh lặng lẽ rời đi.


Đọc Thêm…

Im lặng! Là một nghệ thuật sống

14:35:00 |


Im lặng là Vàng.

Có thực sự vậy không? 

Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để có thể mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý. Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là thượng sách nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng. Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. 

Nhưng khi nào nên im lặng?

1. KHI NGƯỜI KHÁC BUỒN PHIỀN, ĐAU KHỔ

Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là hành vi của người có văn hoá, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. 

Sự “nghịch lý” đó có thể khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.

2. KHI NGƯỜI KHÁC SUY TƯ, LAO ĐỘNG TRÍ ÓC 

Sự im lặng là “cần thiết” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao cả, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn ý chí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư , đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

3. KHI NGƯỜI KHÁC KHÔNG HIỂU MÌNH 

Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.

4. KHI NGƯỜI KHÁC NÓI VỀ VẤN ĐỀ MÌNH KHÔNG AM HIỂU 

Biết thì thưa thốt. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”.

Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.

5. KHI NGƯỜI KHÁC KHOE KHOANG, LÝ SỰ 

Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói để cố che lấp khiếm khuyết của mình.

6. KHI NGƯỜI KHÁC KHÔNG CẦN MÌNH GÓP Ý KIẾN

Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói quanh co sẽ đến chỗ cùng lý.

Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. 

Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.

Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 bậc thang khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ cung sống của cuộc đời. 

Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuộc họp cứ huyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút xuống, có khi quá cao trào bi đát, khóc thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta đúng! Rồi… ta đã được gì trong “đúng – sai” đó?

Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? 

Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người. 

Hạnh phúc ngay giây phút này đây, yên bình và thanh thản. Không một chút quấy rầy, không chết chóc hay chiến tranh. Đẹp quá phải không? Nếu có nhiều hạnh phúc hơn thế, hãy mang chia sớt nhé nhưng nhớ lặng thầm. Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận. Yên tâm.

- Sưu tầm -

Đọc Thêm…

Làm gì để có kết quả gps trên đồng hồ suunto chính xác?

14:40:00 |

 Suunto là hãng đồng hồ được luôn tự hào là thiết bị tập luyện cho chất lượng GPS tốt nhất. Tuy nhiên theo phản hồi của một vài khách hàng ở Việt Nam về trải nghiệm GPS trên Suunto, Salomon Việt Nam xin chia sẻ một vài kinh nghiệm để có kết quả GPS trên đồng hồ Suunto chính xác nhất. Kinh nghiệm này được áp dụng cho các dòng đồng hồ, Suunto 9, Suunto 5, Suunto 3, Spartan Sport, Spartan Ultra, Spartan Trainer.



Đồng hồ Suunto được thiết kế với rất nhiều những tính năng và tùy chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu tập luyện cơ bản cho đến những yêu cầu khắt khe nhất của các vận động viên chuyên nghiệp. Do đó việc hiểu rõ về thiết bị mình đang đeo sẽ giúp người dùng có một trải nghiệm tốt hơn là mục đích chính của bài viết này.

1. Thường xuyên sync với SuuntoApp sẽ giúp GPS chính xác hơn.

Suunto sở hữu rất nhiều công nghệ liên quan đến GPS. Một trong số đó là Optimize GPS, mỗi lần sync với SuuntoApp, SuuntoApp sẽ tự động cập nhật thông tin của những vệ tinh GPS ở gần khu vực của bạn nhất. Sau đó khi bạn bắt đầu tập luyện, đồng hồ Suunto sẽ ưu tiên kết nối với những vệ tinh đó do đó Suunto sẽ bắt GPS rất nhanh và giảm thiểu sai số rất nhiều.

Điều này rất hữu ích khi bạn đến một địa điểm mới cách xa nơi bạn thường xuyên tập luyện. Đêm trước khi tập luyện ở nơi mới, hãy sync với SuuntoApp một lần.

Hãng Suunto khuyên nên sync với SuuntoApp ít nhất 3 lần/tuần. Điều này đảm bảo cho trải nghiệm chất lượng GPS tốt nhất.

2. Luôn cập nhật lên phần mềm mới nhất.

Suunto thường xuyên cung cấp bản cập nhật cho các đồng hồ Suunto. Việc cập nhật lên phần mềm mới nhất giúp cải thiện hiệu năng, sửa lỗi và cải thiện chất lượng GPS.

Bạn có thể đem đồng hồ Suunto đến cửa hàng chính hãng để được hỗ trợ hoặc tự cập nhật phần mềm theo hướng dẫn sau đây:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1056267131386182&id=162052754140962

3. Chọn hệ định vị GPS phù hợp:

Đối với những dòng đồng hồ Suunto hỗ trợ nhiều hệ định vị toàn cầu thì tùy vào khu vực mà người dùng có thể chọn hệ định vị phù hợp nhằm có kết quà GPS tốt nhất.

- GPS + GLONASS: được khuyên dùng nếu chạy xung quanh khu vực có nhiều nhà cao tầng

- GPS + QZSS: được khuyên dùng khi chạy ở Nhật.

4. Soft Reset có thể cải thiện chất lượng GPS.

Cũng như tất cả thiết bị điện tử có hệ điều hành, đồng hồ Suunto có thể có các tình trạng như: cảm ứng chậm không mượt, bắt GPS chậm, đứng máy, v.v. Việc Soft Reset có thể hoàn toàn giải quyết các vấn đề này.

- Đối với đồng hồ Suunto có 3 nút bấm: ở màn hình xem giờ, bấm và giữ nút TRÊN 15 giây, đồng hồ sẽ Khởi động lại.

- Đối với đồng hồ Suunto có 5 nút bấm: ở màn hình xem giờ, bấm và giữ 2 nút TRÊN BÊN TRÁI VÀ TRÊN BÊN PHẢI 15 giây, đồng hồ sẽ Khởi động lại.

Trong quá trình tập luyện nếu thấy đồng hồ thường xuyên báo mất tín hiệu GPS. Tốt nhất nên kết thúc chế độ tập luyện trên đồng hồ, thực hiện Soft Reset để đảm bảo phần còn lại của bài tập được chính xác.

5. Chế độ pin Performance sẽ cho kết quả GPS chính xác nhất.

- Đối với đồng hồ Suunto 9, và Suunto 5 có chức năng Intelligent Battery Mode, thì chế độ Battery Mode - Performance sẽ cho kết quả GPS tốt nhất.

- Đói với đồng hồ Spartan, trong phần Options của Exercise > Power Saving > GPS Accuracy > Best sẽ cho kết quả GPS tốt nhất.

7. Tắt các tính năng có thể ảnh hưởng đến chất lượng GPS.

Kiểm tra các cài đặt sau để đảm bảo là Đồng hồ có chất lượng GPS tốt nhất

- Setting > General > Power Saving > Off (Đối với Suunto 9, Spartan Sport, Spartan Ultra)

- Options trong Excercise > Autopause > Off (Đối với tất cả đồng hồ Suunto).

8. Chạy lại phần mềm.

Trong một số trường hợp, GPS có dấu hiệu sai lệch thường xuyên thì việc chạy lại phần mềm (Hard Reset) có thể giải quyết được tình trạng GPS thiếu chính xác. Người dùng có thể tự làm theo hướng dẫn sau hoặc nhờ cửa hàng Suunto chính hãng hỗ trợ

Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm SuuntoLink vào Laptop/PC.

Bước 2: Cắm đồng hồ vào Laptop/PC đã cài SuuntoLink.

Bước 3: nhấn vào biểu tượng Bánh Răng trên góc phải > Watches > Reset All Settings và làm theo hướng dẫn.

Lưu ý nên sync tất cả dữ liệu trước khi thực hiện Hard Reset vì dữ liệu trên đồng hồ chắc chắn sẽ bị mất.

Đọc Thêm…

Câu cá, và kiên nhẫn.

21:51:00 |

Câu cá là một công việc có thể rèn luyện tính kiên nhẫn
Nhưng đôi khi, chưa cần thay đổi bản thân, chỉ cần thay đổi góc nhìn cơ hội cũng sẽ khác đi, đợi chờ cơ hội lớn hơn hay...thay đổi để có nhiều cơ hội hơn. 

 

Đọc Thêm…

Thế à

00:19:00 |

Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo hạnh. Cạnh thiền thất có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào thai, nhưng sau bao lân cật vấn cô bảo là Hakuin.

Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thế à?".


Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh.


Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.

Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thế à?".
Đọc Thêm…

Người học trò tên Mỗ, người nước Đằng của Khổng Tử

01:15:00 |

Chuyện kể rằng Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn tự cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy. Tử Cống thấy vậy hỏi:


- Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?

Khổng Tử rung đùi đáp:

- Không sao.

Lại hỏi tiếp:

- Làm tướng có được không?

Khổng Tử vuốt râu đáp:

- Được.

Lại hỏi tiếp:

- Thế nhỡ về làm giặc?

Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:

- Cũng không hại gì.

Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng:

- Nghe nói Mỗ xin về nước chỉ để làm thầy!

Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật bắn mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp cài khuy, vội vàng lao ra cổng chạy như hớt hơ hớt hải. Học trò đuổi theo hỏi: “thầy chạy đi đâu?”. Khổng Tử vừa chạy vừa đáp:

- Sang ngay nước Đằng.

Học trò lại hỏi: “sang nước Đằng làm gì?”.

Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:

- Sang ngăn không cho tên Mỗ làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ…"

Đọc Thêm…

En-xtơ Phrây chiến sĩ quốc tế được phong hàm Đại tá trong Quân đội ta

23:52:00 |
 

QĐND - En-xtơ Phrây (Ernst Frey), một người Áo, có tên Việt Nam là Nguyễn Dân và Hồ Chí Dân, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945...
Chứng minh thư đặc biệt của Bộ Quốc phòng cấp cho “Đại tá Nguyễn Dân”.


En-xtơ Phrây-trước khi vĩnh biệt cuộc đời này, đã kịp kể lại những chặng đường chiến đấu ở Việt Nam trong cuốn “Việt Nam tình yêu của tôi” với dòng phụ đề màu đỏ “Một người Do Thái thành Viên phục vụ Hồ Chí Minh”. Trong hồi ký, ông cho biết: Trong một trại giam của Nhật đặt tại Hà Nội, ông và các đồng chí của mình lần đầu tiên nghe tới Chính phủ Hồ Chí Minh, về vị lãnh tụ tối cao của Đảng và của dân tộc Việt Nam. Cảm động biết bao khi được biết rõ “đồng chí Phong”-người vẫn tiếp xúc với họ trong thời kỳ bí mật chính là đồng chí Trường Chinh. Họ cũng được gặp các nhà lãnh đạo khác như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và chính thức nhận công tác mà Đảng giao cho. Lúc đầu, Phrây và 4 người nữa có nhiệm vụ xuất bản một tạp chí cho người Pháp, tờ Le Peuple (Nhân dân), để họ biết rằng, Chính phủ Việt Nam không phải là những kẻ phiến loạn mà là một tổ chức công khai, dân chủ. Bất cứ hành vi nào nhằm trở lại xâm chiếm đất nước này, đều là vi phạm nhân quyền.

Rồi một ngày, Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp gọi Phrây đến, nói rằng, anh hãy nhập vào Nam Bộ chiến đấu với tư cách một người lính và như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều là chỉ viết bình luận. Nụ cười của Bộ trưởng Giáp tỏa sáng trên gương mặt: “Chính tôi từ lâu muốn trao đổi với anh về điều ấy. Anh biết đấy, quân đội chúng ta chưa được đào tạo gì. Không những hiếm thời gian mà cũng không có điều kiện để mở các khóa đào tạo. Chúng ta sẽ phải hỏi chính mình. Có những sĩ quan và hạ sĩ quan được đào tạo ít nhiều hay là chẳng có gì hết, thế nào hơn? Tôi muốn rằng, anh Phrây ạ, anh sẽ dạy cho họ những gì mà họ chưa biết!”. Đối với Phrây, câu sau cùng của Bộ trưởng Giáp đâu chỉ là nguyện vọng mà rõ ràng là một mệnh lệnh. Anh xin phép được suy nghĩ kỹ rồi sẽ trả lời Bộ trưởng. Theo anh, trong tình hình hiện tại, mở một trường quân sự với các khóa ngắn ngày là thích hợp nhất. Có điều, phần lớn các chiến sĩ giải phóng quân chưa nắm được những kiến thức quân sự cần thiết. Anh hỏi Bộ trưởng: “Tôi sẽ bắt đầu từ số không, có được không?”. Bộ trưởng mỉm cười: “Được!”.


Bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho Nguyễn Dân. Ảnh tư liệu.

Ngay lập tức, Phrây lao vào việc thảo chương trình đào tạo. Điều lo lắng trước hết là không có vũ khí. Bộ trưởng Giáp cung cấp cho anh một danh mục gồm tất cả những vũ khí mà quân đội Việt Minh có được và giao nhiệm vụ là làm thế nào sau 70 ngày phải biến một người thường dân thành một sĩ quan! Ban lãnh đạo khóa đào tạo này gồm có Vương Thừa Vũ và En-xtơ Phrây. Hai người bàn bạc về toàn bộ lịch đào tạo. Trường mở tại một địa điểm cách Thái Nguyên chừng 40 cây số về phía bắc, gần Phú Lương. Dịp này, theo gợi ý của Tổng Bí thư Trường Chinh, Phrây đặt một bí danh để tình báo Pháp không “đánh hơi” được lai lịch của anh. Chính Bộ trưởng Giáp gợi ý anh lấy tên là “Dân”. Và từ đây, anh có tên Việt Nam là Nguyễn Dân. Khi Vương Thừa Vũ và Nguyễn Dân đến khu vực đào tạo, một người đàn ông bước ra niềm nở chào, ôm hôn Phrây, người đó chính là Túc, từng tiếp xúc với Phrây từ thời kỳ bí mật.

Khóa đào tạo được khai mạc với sự tham dự của ngót 200 người. Vốn tiếng Việt của Phrây hồi này còn rất hạn chế, nhưng được Túc giúp phiên dịch qua tiếng Pháp nên công việc nhẹ đi nhiều. Thời gian trôi hối hả, dường như Phrây không một phút nghỉ ngơi. Anh được giao phụ trách toàn bộ chương trình vũ khí. Học viên rất chịu khó học tập, rèn luyện, họ sống rất lạc quan, bất chấp gian truân, thiếu thốn mọi bề. Dù phải rút ngắn thời gian, các học viên phải tập luyện hết sức căng thẳng, họ vẫn hoàn thành chương trình, trở thành những cán bộ quân sự có thể chỉ huy chiến đấu. Đấy là bước đầu, Đảng giao cho họ những nhiệm vụ tiếp theo. Cùng với Vương Thừa Vũ, Phrây trao chứng chỉ cho mọi người.

Sau Tổng tuyển cử, chấp nhận đề nghị của tướng Nguyễn Sơn, Phrây tháp tùng ông lên đường vào Quảng Ngãi rồi trở thành “phó” cho vị tướng tài năng này. Trong thời gian ở Khu 4, Phrây được tướng Nguyễn Sơn giao nhiệm vụ chỉ huy quân ta chặn quân Pháp không tiếp tục vượt quá trung tâm cao nguyên đã lọt vào tay chúng. Từ Plei-cu đến đèo An Khê là một đoạn đường dài 120 cây số. Đây là cơ may cuối cùng của quân ta bắt chúng phải dừng chân tại đây. Phrây chỉ huy 500 chiến sĩ, được tập hợp từ một tiểu đoàn và hai đại đội ở Bình Khê. Tướng Nguyễn Sơn chúc mừng Phrây về thắng lợi này và chuyển lời khen ngợi của Bộ trưởng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đồng thời thông báo việc phong hàm Đại tá cho Nguyễn Dân và Trung tá cho một người bạn của ông là người Đức. Nhận quyết định này, Phrây rất xúc động, không nói nên lời. Lúc này, ông ở tuổi 31, là một trong những đại tá đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Chụp ảnh cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp năm 1948 (Nguyễn Dân đội mũ, đứng thứ 6 từ phải sang).

Sau đó, ông còn được giao nhiều nhiệm vụ khác, trong đó có thời gian làm trợ lý cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi Trung ương quyết định lập thêm Khu 9 trong vùng ATK với nhiệm vụ quân sự hàng đầu là bảo vệ các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ, Nguyễn Dân-tức En-xtơ Phrây được Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp bổ nhiệm là Khu trưởng Khu 9, hay gọi khác đi: Chỉ huy trưởng các đơn vị bảo vệ khu căn cứ Trung ương. Khu 9 có diện tích khoảng 40.000km2, chạy từ Hải Phòng đến toàn bộ khu vực phía Bắc giáp Trung Quốc. Một phái đoàn từ Nam Bộ, được cử ra Trung ương để trao đổi ý kiến nhằm tăng cường ý chí thống nhất của dân tộc. Nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của cuộc gặp này, một ủy ban đón tiếp được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân đứng đầu. En-xtơ Phrây vinh dự được tham dự cuộc đón tiếp này. Ông hồi hộp chờ đợi ngày đó. Hầu hết các thành viên Hội đồng Chính phủ đều có mặt trong cuộc đón tiếp. Đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam có Võ Nguyên Giáp, Vương Thừa Vũ và En-xtơ Phrây.  Cuộc gặp diễn ra trong một căn cứ bí mật. Võ Nguyên Giáp khoác tay Phrây và cùng đi tới một túp lều tranh đơn sơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở đó. Vừa thấy khách, Người thu dọn lại chồng giấy tờ rồi bước lại thân mật bắt tay đồng chí người châu Âu. Phrây cảm thấy xúc động được nắm chặt tay vị lãnh tụ tối cao. Dần dần trấn tĩnh lại, Phrây nhận thấy gương mặt Người hệt như trên những bức chân dung mà ông đã thấy. Hôm nay, Người mặc bộ quần áo nâu như một lão nông, chân đi dép cao su. 58 tuổi rồi, nhưng dáng Người vẫn rất nhanh nhẹn. Đôi mắt Người thật sáng, toát ra một tầm cao trí tuệ. Người hỏi Phrây bằng tiếng Pháp: “Chú có hút thuốc không?”. Không đợi câu trả lời, Người rút ra cho Phrây một điếu Camel. Phrây nhận ngay ra hai ngón tay nhuộm sẫm màu vàng do hút thuốc lâu ngày. Người châm xong điếu thuốc, rồi thong thả nói: “Các đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã kể chuyện tôi nghe về chú. Tôi rất vui được biết chú cùng gánh vác công việc với chúng tôi”.

Mùa hè năm 1948, En-xtơ Phrây theo yêu cầu của tình hình chiến sự, lại nhận nhiệm vụ mới trở về Khu 4, tiếp tục làm “phó” cho Tư lệnh Nguyễn Sơn. Sau 3 năm trời vật lộn với gian khổ, bệnh tật, thiếu thốn, với giặc ngoại xâm, ông được triệu tập ra Việt Bắc dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II. Ông là người nước ngoài duy nhất được tham dự đại hội với tư cách một đại biểu chính thức. Không những thế, ông còn được phát biểu ý kiến. Về đại hội này, Nguyễn Dân còn giữ được nhiều tấm hình quý giá. Cũng quý giá như vậy là bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho ông bằng tiếng Pháp vào một ngày trước khi ông hoàn thành nhiệm vụ ở Việt Nam để trở về nước Áo quê hương ông: “Đồng chí Nguyễn Dân thân mến, tôi rất tiếc là không thể đến bắt tay đồng chí trước khi đồng chí ra đi. Dù ở đây hay ở nơi nào khác, tôi chắc rằng đồng chí sẽ đem hết khả năng của mình phục vụ cho sự nghiệp của chúng ta”.

TRẦN ĐƯƠNG
Đọc Thêm…

Mừng tuổi

00:29:00 |

 


Mỗi mùa xuân sang, em tôi già thêm một tuổi

Mỗi mùa xuân tới, ngày em gần mẹ càng gần

Rồi mùa xuân ấy....em đã gần băm, em đã gần băm

Như gió, như mây, như con nợ đời lướt qua mặt mẹ

Ôi mẹ của em

Mẹ giờ lo lắm con ơi, lo con ở đời với mẹ con ơi

Chống ề, tội lắm con ơi....

Nửa đêm thức giấc, thấy mẹ nằm bên

Nửa đêm thức giấc, biết làm gì đây.....

Đọc Thêm…

Scrum ở một nhóm của NAL Vietnam

23:03:00 |

Scrum ở một nhóm của NAL Vietnam

Phần này mô tả tóm lược cấu trúc cũng như cách vận hành của một nhóm phát triển sản phẩm tại công ty NAL Vietnam được vận hành theo mô hình Scrum.

Sản phẩm

Sản phẩm mà nhóm đang xây dựng là một phiên bản của hệ thống CMS của khách hàng. Hệ thống này cho phép tạo các ứng dụng web để khách hàng quản lý nội dung một cách nhanh chóng. Ngay cả những ứng dụng có độ tùy biến cao thì cũng chỉ sau một vài ngày tùy chỉnh cũng đã cung cấp một ứng dụng hoàn thiện.

Ở phiên bản 2.0, công ty có dự định nâng cấp hệ thống hiện thời thành một Framework Internet of Things cho phép tạo ra những ứng dụng mà ở đó khách hàng có thể kết nối mọi thứ.

Khách hàng

Khách hàng trực tiếp của nhóm là một CTO của công ty tại Nhật. Ông là người có hiểu biết rất rõ về sản phẩm và tầm nhìn sẽ đi. Tuy nhiên do là CTO của một công ty lớn gồm nhiều công ty con nên công việc rất nhiều, ông chỉ có thể đưa ra định hướng và dành thời gian hạn hẹp hàng tuần để nói chuyện về tầm nhìn đó với nhóm. Các kiến trúc, kỹ thuật và yêu cầu cụ thể thì ông không có thời gian thảo luận.

Công nghệ

Công nghệ lõi của ứng dụng là Java. Tuy nhiên nhóm sử dụng rất nhiều các công nghệ khác nữa để phù hợp với từng nhu cầu cụ thể: Python, Scala, v.v.

Là một framework nên kiến trúc hệ thống và thiết kế cho từng phần cần phải linh hoạt, có tính mở rộng cao. Nhóm phải sử dụng rất nhiều các design pattern khác nhau.

Thời gian

Đây là một dự án phát triển sản phẩm, không phải là dự án gia công, nên dù đã đi được hơn một năm, nhưng thời gian để phát triển không biết tới khi nào thì kết thúc.

Ban đầu nhóm phát triển nhiều hạng mục liên quan tới framework, nhưng sau đó nhóm làm nhiều công việc liên quan tới việc chuyển các tính năng đang được cung cấp ở phiên bản 1.x sang phiên bản 2.0. Sau đó nhóm sẽ làm nhiều để mở rộng thêm các tính năng khác.

Kết quả đạt được

Đánh giá của khách hàng luôn ở mức độ rất hài lòng, và nhóm liên tục được mở rộng (hợp đồng dạng thuê nhóm).

Nhóm

  • Product Owner (PO): Ban đầu PO là khách hàng, nhưng sau đó vì khách hàng quá bận, nên công việc đó chuyển qua cho CTO của NAL. Nhưng mục đích của CTO ở NAL là tham gia vào các dự án RnD, nên cuối cùng được chuyển qua một Senior Developer. Bạn này đóng vai trò là proxy PO với khách hàng bên Nhật.

  • ScrumMaster: Là một thành viên có uy tín trong ban giám đốc.

  • Nhóm Phát triển: Gồm PO kiêm nhiệm và 6 lập trình viên khác.

Sự kiện:

  • Sprint: 1 tuần

  • Lập kế hoạch Sprint: sáng thứ 2 (9am - 11am) ở phòng họp

  • Scrum hằng ngày: 9 giờ sáng ngay tại chỗ làm việc của nhóm

  • Làm mịn Product Backlog: Khi nào PO có yêu cầu.

  • Sơ kết Sprint & cải tiến Sprint: chiều thứ 6 (3pm-5pm) ở phòng họp với tất cả thành viên ở Việt Nam.

Các tạo tác:

  • Product Backlog: Nhóm sử dụng Redmine. Khách hàng sẽ đưa ra các epic, theme, PO phía Việt Nam sẽ bổ thành các hạng mục nhỏ hơn.

  • Bảng công việc: Bảng trắng. Mọi thành viên Nhóm Phát triển cập nhật khi có sự thay đổi trạng thái công việc.

  • Định nghĩa hoàn thành:

    • Mọi tính năng đã chạy

    • Vượt qua kiểm thử đơn vị

    • Đã kiểm thử

    • Có tài liệu kiểm thử

    • Có tài liệu hướng dẫn sử dụng

    • Mã nguồn được review chéo thỏa mãn tiêu chuẩn

  • Quy tắc làm việc: Không có

Bài đọc 2

Cơ sở hạ tầng

  • Lưu trữ mã nguồn trên Gitlab và tuân thủ theo Git Flow

  • Jenkins để tích hợp liên tục và chạy unit test

  • Mã nguồn chạy qua SonarQube để phân tích

  • Nhóm thường xuyên có các seminar nghiên cứu công nghệ mới làm với toàn thể công ty. Đây là nền tảng để nhóm liên tục cải tiến việc phát triển ứng dụng.

  • Các thành viên cũng thường xuyên có các buổi trao đổi với nhau về Agile/Scrum và tham gia các hoạt động đào tạo Scrum/Agile của công ty.

Bài đọc 2 - 2

Một số đặc điểm khác

  • Nhóm tự làm công tác tuyển dụng. Nhóm tự viết yêu cầu tuyển dụng theo mẫu của công ty, họ tự lọc hồ sơ, phỏng vấn & thậm chí là xem xét lương cho người mới.

  • Việc đào tạo nhân viên mới gồm 02 bước: đào tạo chung thì do bộ phần đào tạo chung của công ty thực hiện, còn đào tạo công việc của Nhóm thì do nhóm tự phụ trách.

  • ·Các thành viên trong nhóm Phát triển đều có định hướng thành các chuyên gia kỹ thuật. Công ty có hỗ trợ việc đánh giá và đưa ra chế độ phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

  • hông có thưởng, không có phát về mặt vật chất. Nếu có chỉ là sự tôn vinh theo nhóm & cá nhân ở các buổi tổng kết công ty.

  • Nhóm đi chơi với nhau khoảng 01 lần / 2 tuần từ bắn súng sơn, đi ăn, v.v..

Đọc Thêm…

Người vợ nghe lời

13:29:00 |
Bị vợ nổi giận tát một cái, anh chồng "nể vợ" gầm lên: 
-  Cô tát tôi cái nữa thử xem!
 Cô vợ không do dự tát luôn cái nữa. Anh chồng bèn thở phào nói:
- Thấy cô chịu nghe lời thế nên tôi tha cho lần này đó.
- !!!!!!!!!!!!!!
(Sưu tầm)
Đọc Thêm…

Default search in component trong PS

18:09:00 |
code tại record search.

Đọc Thêm…