Câu chuyện về gã ăn xin muốn thế chỗ của vị Bồ Tát

14:39:00 |


Một người ăn mày vô tình đi qua một ngôi miếu thờ tự thấy rất đông người bèn ghé vào vì tò mò. Bước vào bên trong, anh nhìn lên chính điện thấy một vị Bồ Tát đang ngồi trên đài sen ung dung tự tại. Người ăn mày ngỏ lời xin Bồ Tát: “Con có thể đổi vị trí của ngài không?”. 



 Bồ Tát nghe vậy mới nói: “Chỉ cần con ngồi đây không nói gì cả là được”.

 Thấy việc quá dễ anh vội nhận lời và lên trên đài sen ngồi. Trước mắt anh ta là cả một thiên hạ hỗn loạn phân tranh, người cầu cái này, người cầu cái khác chẳng phút nào ngơi. Tuy nhiên vì đã nhận lời Bồ Tát không mở miệng nói gì nên anh ta vẫn giữ im lặng không nói.

 Một hôm có một người phú ông đến cầu khấn: “Xin Bồ Tát hãy ban cho con mỹ đức”, người này vái dập đầu quỳ gối, dập tới dập lui, không may túi tiền của ông ta bị rơi ra ngoài nhưng phú ông hoàn toàn không hay biết. Người ăn xin định mở miệng nhắc phú ông nhưng nhớ lại lời dặn của Bồ Tát nên nhẫn lại không nói.

 Sau khi vị phú ông rời đi, có một người nghèo đói tới:

 Người nghèo: “Xin Bồ Tát hãy cứu giúp con, ban cho con xin chút tiền, nhà con có người bệnh nặng không tiền cứu chữa, con đang cần tiền gấp”. Xin xong người này cúi xuống dập đầu vái lạy. Khi người này vừa ngẩng đầu nên thì thấy một túi tiền bên cạnh.

Quá vui mừng, người nghèo nói: “Bồ Tát thật quá hiển linh”. 

Có được tiền rồi người này mau chóng rời đi, người ăn xin ngồi trên đài sen chứng kiến mọi việc định mở miệng nói đó không phải là Bồ Tát hiển linh mà là của vị phú ông đánh rơi nhưng sau cùng nhớ lại lời Bồ Tát nên lại thôi không nói nữa.

Lúc này lại có một người đánh cá đến.

Người đánh cá: “Xin Bồ Tát hãy ban cho con sự an toàn để con ra khơi không phải gặp sóng to gió lớn”. Vái lạy xong người này vừa định quay đầu bước đi thì vị phú ông khi nãy mất tiền quay lại.

Vị phú ông cho rằng túi tiền của mình đánh rơi bị người đánh cá nhặt được không trả nên sinh ra mâu thuẫn, hai người lao vào đánh nhau. Phú ông thì một mực khẳng định túi tiền của mình bị người đánh cá lấy, còn người đánh cá vì bị oan ức nên cũng chẳng thể nhẫn lại được.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, người ăn xin nhẫn nhịn không được nữa nên lớn tiếng quát: “Dừng tay”, sau rồi bước xuống đem toàn bộ chân tướng nói ra, mọi việc được xử lý êm đẹp.

Khi người ăn xin xử lý xong xuôi, Bồ Tát mới hỏi anh ta: “Con cảm thấy xử lý như vậy chính xác không? Con tốt nhất vẫn nên đi làm một người ăn xin thì tốt hơn.

Con mở miệng nói ra sự thật và cho rằng đó là công đạo nhưng con không biết rằng người nghèo kia vì vậy mà không có tiền cứu mạng người nhà. Vị phú ông cũng vì thế mà không tích được công đức, và người đánh cá vì ra biển mà bị sóng lật thuyền tan bỏ mạng nơi đáy biển.

Nếu như con không mở miệng nói ra, thì người nghèo kia có tiền cứu mạng người nhà. Vị phú ông kia mất chút tiền nhưng lại cứu được một mạng người, tích được công đức. Và sau cùng người đánh cá kia vì chuyện hiểu nhầm nên sẽ phải phân bua, vướng mắc, không kịp theo thuyền ra khơi, ắt sẽ bảo toàn được tính mạng”. 

 
Người ăn mày nghe xong cúi lạy khi hiểu ra vấn về, anh lặng lẽ rời đi.


Đọc Thêm…

Im lặng! Là một nghệ thuật sống

14:35:00 |


Im lặng là Vàng.

Có thực sự vậy không? 

Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để có thể mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý. Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là thượng sách nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng. Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. 

Nhưng khi nào nên im lặng?

1. KHI NGƯỜI KHÁC BUỒN PHIỀN, ĐAU KHỔ

Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là hành vi của người có văn hoá, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. 

Sự “nghịch lý” đó có thể khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.

2. KHI NGƯỜI KHÁC SUY TƯ, LAO ĐỘNG TRÍ ÓC 

Sự im lặng là “cần thiết” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao cả, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn ý chí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư , đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

3. KHI NGƯỜI KHÁC KHÔNG HIỂU MÌNH 

Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.

4. KHI NGƯỜI KHÁC NÓI VỀ VẤN ĐỀ MÌNH KHÔNG AM HIỂU 

Biết thì thưa thốt. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”.

Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.

5. KHI NGƯỜI KHÁC KHOE KHOANG, LÝ SỰ 

Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói để cố che lấp khiếm khuyết của mình.

6. KHI NGƯỜI KHÁC KHÔNG CẦN MÌNH GÓP Ý KIẾN

Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói quanh co sẽ đến chỗ cùng lý.

Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. 

Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.

Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 bậc thang khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ cung sống của cuộc đời. 

Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuộc họp cứ huyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút xuống, có khi quá cao trào bi đát, khóc thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta đúng! Rồi… ta đã được gì trong “đúng – sai” đó?

Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? 

Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người. 

Hạnh phúc ngay giây phút này đây, yên bình và thanh thản. Không một chút quấy rầy, không chết chóc hay chiến tranh. Đẹp quá phải không? Nếu có nhiều hạnh phúc hơn thế, hãy mang chia sớt nhé nhưng nhớ lặng thầm. Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận. Yên tâm.

- Sưu tầm -

Đọc Thêm…

Làm gì để có kết quả gps trên đồng hồ suunto chính xác?

14:40:00 |

 Suunto là hãng đồng hồ được luôn tự hào là thiết bị tập luyện cho chất lượng GPS tốt nhất. Tuy nhiên theo phản hồi của một vài khách hàng ở Việt Nam về trải nghiệm GPS trên Suunto, Salomon Việt Nam xin chia sẻ một vài kinh nghiệm để có kết quả GPS trên đồng hồ Suunto chính xác nhất. Kinh nghiệm này được áp dụng cho các dòng đồng hồ, Suunto 9, Suunto 5, Suunto 3, Spartan Sport, Spartan Ultra, Spartan Trainer.



Đồng hồ Suunto được thiết kế với rất nhiều những tính năng và tùy chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu tập luyện cơ bản cho đến những yêu cầu khắt khe nhất của các vận động viên chuyên nghiệp. Do đó việc hiểu rõ về thiết bị mình đang đeo sẽ giúp người dùng có một trải nghiệm tốt hơn là mục đích chính của bài viết này.

1. Thường xuyên sync với SuuntoApp sẽ giúp GPS chính xác hơn.

Suunto sở hữu rất nhiều công nghệ liên quan đến GPS. Một trong số đó là Optimize GPS, mỗi lần sync với SuuntoApp, SuuntoApp sẽ tự động cập nhật thông tin của những vệ tinh GPS ở gần khu vực của bạn nhất. Sau đó khi bạn bắt đầu tập luyện, đồng hồ Suunto sẽ ưu tiên kết nối với những vệ tinh đó do đó Suunto sẽ bắt GPS rất nhanh và giảm thiểu sai số rất nhiều.

Điều này rất hữu ích khi bạn đến một địa điểm mới cách xa nơi bạn thường xuyên tập luyện. Đêm trước khi tập luyện ở nơi mới, hãy sync với SuuntoApp một lần.

Hãng Suunto khuyên nên sync với SuuntoApp ít nhất 3 lần/tuần. Điều này đảm bảo cho trải nghiệm chất lượng GPS tốt nhất.

2. Luôn cập nhật lên phần mềm mới nhất.

Suunto thường xuyên cung cấp bản cập nhật cho các đồng hồ Suunto. Việc cập nhật lên phần mềm mới nhất giúp cải thiện hiệu năng, sửa lỗi và cải thiện chất lượng GPS.

Bạn có thể đem đồng hồ Suunto đến cửa hàng chính hãng để được hỗ trợ hoặc tự cập nhật phần mềm theo hướng dẫn sau đây:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1056267131386182&id=162052754140962

3. Chọn hệ định vị GPS phù hợp:

Đối với những dòng đồng hồ Suunto hỗ trợ nhiều hệ định vị toàn cầu thì tùy vào khu vực mà người dùng có thể chọn hệ định vị phù hợp nhằm có kết quà GPS tốt nhất.

- GPS + GLONASS: được khuyên dùng nếu chạy xung quanh khu vực có nhiều nhà cao tầng

- GPS + QZSS: được khuyên dùng khi chạy ở Nhật.

4. Soft Reset có thể cải thiện chất lượng GPS.

Cũng như tất cả thiết bị điện tử có hệ điều hành, đồng hồ Suunto có thể có các tình trạng như: cảm ứng chậm không mượt, bắt GPS chậm, đứng máy, v.v. Việc Soft Reset có thể hoàn toàn giải quyết các vấn đề này.

- Đối với đồng hồ Suunto có 3 nút bấm: ở màn hình xem giờ, bấm và giữ nút TRÊN 15 giây, đồng hồ sẽ Khởi động lại.

- Đối với đồng hồ Suunto có 5 nút bấm: ở màn hình xem giờ, bấm và giữ 2 nút TRÊN BÊN TRÁI VÀ TRÊN BÊN PHẢI 15 giây, đồng hồ sẽ Khởi động lại.

Trong quá trình tập luyện nếu thấy đồng hồ thường xuyên báo mất tín hiệu GPS. Tốt nhất nên kết thúc chế độ tập luyện trên đồng hồ, thực hiện Soft Reset để đảm bảo phần còn lại của bài tập được chính xác.

5. Chế độ pin Performance sẽ cho kết quả GPS chính xác nhất.

- Đối với đồng hồ Suunto 9, và Suunto 5 có chức năng Intelligent Battery Mode, thì chế độ Battery Mode - Performance sẽ cho kết quả GPS tốt nhất.

- Đói với đồng hồ Spartan, trong phần Options của Exercise > Power Saving > GPS Accuracy > Best sẽ cho kết quả GPS tốt nhất.

7. Tắt các tính năng có thể ảnh hưởng đến chất lượng GPS.

Kiểm tra các cài đặt sau để đảm bảo là Đồng hồ có chất lượng GPS tốt nhất

- Setting > General > Power Saving > Off (Đối với Suunto 9, Spartan Sport, Spartan Ultra)

- Options trong Excercise > Autopause > Off (Đối với tất cả đồng hồ Suunto).

8. Chạy lại phần mềm.

Trong một số trường hợp, GPS có dấu hiệu sai lệch thường xuyên thì việc chạy lại phần mềm (Hard Reset) có thể giải quyết được tình trạng GPS thiếu chính xác. Người dùng có thể tự làm theo hướng dẫn sau hoặc nhờ cửa hàng Suunto chính hãng hỗ trợ

Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm SuuntoLink vào Laptop/PC.

Bước 2: Cắm đồng hồ vào Laptop/PC đã cài SuuntoLink.

Bước 3: nhấn vào biểu tượng Bánh Răng trên góc phải > Watches > Reset All Settings và làm theo hướng dẫn.

Lưu ý nên sync tất cả dữ liệu trước khi thực hiện Hard Reset vì dữ liệu trên đồng hồ chắc chắn sẽ bị mất.

Đọc Thêm…